Ngày 19/03, các nhà khoa học thông báo đã tạo ra được giống muỗi biến đổi gen không mang mầm bệnh sốt rét. Các thử nghiệm cho thấy loại muỗi biến đổi gen này có thể nhanh chóng hòa nhập môi trường sống bên ngoài và thay thế những đồng loại mang mầm bệnh sốt rét.
Chỉ trong tương lai ngắn những con muỗi sẽ không còn mang trên mình giống bệnh sốt rét. Như thế, đường lây nhiễm chủ yếu bệnh sốt rét từ muỗi sang người sẽ không còn nữa. Phương án này rõ ràng sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều so với những biện pháp ngăn ngừa hiện nay.
Vấn đề gây tranh cãi là để thực hiện chiến lược này, các nhà khoa học phải thả ra môi trường hàng chục ngàn con muỗi đã biến đổi gen trong phòng thí nghiệm, một sự kiện chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Tuy nhiên, các nhà khoa học hi vọng rằng cách này sẽ giúp họ kiểm soát được căn bệnh sốt rét lây nhiễm trên 300 triệu người và làm tử vong 1 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm.
blog anh và em
Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012
Đôi điều về muỗi
ThienNhien.Net – Muỗi là loài côn trùng phổ biến nhất thế giới, thường sinh sống ở vùng nhiệt đới – nơi có nhiệt độ thích hợp. Tuy thời gian sống ngắn ngủi từ 4 ngày tới 1 tháng, nhưng muỗi là nỗi ám ảnh lớn cho con người vì chúng là tác nhân truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da, bệnh chân voi… Điều thú vị là muỗi rất ưa thích những đôi chân bốc mùi hôi và muỗi cái đặc biệt bị hấp dẫn bởi đàn ông béo có nhóm máu O. Khác với nhiều loài, tuy không có não nhưng muỗi có khả năng giao phối và sinh sản rất tốt. Mỗi một con muỗi đực sau khi giao phối xong với một con cái lại lập tức đi tìm bạn đời mới và tiếp tục giao phối. Còn muỗi cái chỉ giao phối một lần trong đời bởi chúng đã tích đủ lượng tinh trùng cho các lần sinh sản sau này, và chỉ tìm cách hút máu lấy dinh dưỡng cho các cuộc sinh nở. Thời gian từ trứng, chuyển thành ấu trùng, nhộng và đến muỗi trưởng thành chỉ mất có 10 -14 ngày, và một số trường hợp đặc biệt chỉ cần 5 ngày. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 300-500 triệu người trên thế giới bị sốt rét do muỗi đốt trong đó hơn 2 triệu người tử vong; hơn 100 triệu người mắc bệnh chân voi trong đó 40 triệu người tàn tật, mất khả năng lao động.
Dùng muỗi diệt muỗi
hienNhien.Net – Một chiến lược mới để tiêu diệt muỗi Aedes Aegypty gây bệnh sốt xuất huyết đang được các nhà khoa học tiến hành bằng cách làm thay đổi ADN của loại muỗi này khiến chúng không thể sinh sản, biến muỗi đực Aedes thành kẻ thù của giống loài.
Các nhà khoa học sẽ tiến hành phát tán một số lượng lớn muỗi đã được biến đổi vào tự nhiên. Chúng vẫn có thể kết đôi, nhưng không thể sinh sản. Tất cả trứng thụ tinh đều chết trước khi phát triển đầy đủ.
Bằng việc cấy một gen gọi là OX513, chiết xuất từ san hô, vào ADN của muỗi, các nhà khoa học tin rằng họ có thể tiêu diệt tất cả hậu duệ của chúng từ khi còn là ấu trùng.
Biện pháp an toàn và hiệu quả này đã được áp dụng ở Malaysia, và muỗi biến đổi gen được chuyển tới đây bằng đường hàng không trong vài năm.
Việc tạo ra muỗi biến đổi gen đã được tiến hành từ 20 năm trước, nhưng chỉ gần đây mới nhận được sự ủng hộ của các quan chức y tế. Quỹ Bill and Melinda Gates đã đầu tư 38 triệu USD vào chương trình này.
Không như các loài muỗi khác, muỗi Aedes Aegypty là mối hiểm họa đối với con người bởi chúng tồn tại được trong khí hậu lạnh và sinh sôi nhanh trong môi trường đô thị.
Sốt xuất huyết – căn bệnh chết người (tỷ lệ tử vong lên tới 20%) mà chúng mang đến, đang tăng nhanh với hơn 100 triệu người tại 100 quốc gia đang bị ảnh hưởng mỗi năm. Và hiện nay vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh, cách đặc trị hay giải pháp tối ưu nào để đối phó với thực trạng này.
Hiện tại, các nhà khoa học đang điều chỉnh hệ gen của muỗi Anopheles gambiae – mang ký sinh trùng sốt rét, giết ít nhất 1 triệu người mỗi năm. Họ hy vọng rằng muỗi biến đổi gen với hệ miễn dịch siêu mạnh sẽ tiêu diệt ký sinh trùng hoặc chặn đứng sự phát triển của chúng.
Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang chủ trì việc thử nghiệm muỗi biến đổi gen nhằm đảm bảo rằng nguồn gen từ bên ngoài không có đường sinh sôi. Ba trung tâm huấn luyện an toàn sinh học đã được thành lập ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chương trình này.
Các nhà khoa học sẽ tiến hành phát tán một số lượng lớn muỗi đã được biến đổi vào tự nhiên. Chúng vẫn có thể kết đôi, nhưng không thể sinh sản. Tất cả trứng thụ tinh đều chết trước khi phát triển đầy đủ.
Bằng việc cấy một gen gọi là OX513, chiết xuất từ san hô, vào ADN của muỗi, các nhà khoa học tin rằng họ có thể tiêu diệt tất cả hậu duệ của chúng từ khi còn là ấu trùng.
Biện pháp an toàn và hiệu quả này đã được áp dụng ở Malaysia, và muỗi biến đổi gen được chuyển tới đây bằng đường hàng không trong vài năm.
Việc tạo ra muỗi biến đổi gen đã được tiến hành từ 20 năm trước, nhưng chỉ gần đây mới nhận được sự ủng hộ của các quan chức y tế. Quỹ Bill and Melinda Gates đã đầu tư 38 triệu USD vào chương trình này.
Không như các loài muỗi khác, muỗi Aedes Aegypty là mối hiểm họa đối với con người bởi chúng tồn tại được trong khí hậu lạnh và sinh sôi nhanh trong môi trường đô thị.
Sốt xuất huyết – căn bệnh chết người (tỷ lệ tử vong lên tới 20%) mà chúng mang đến, đang tăng nhanh với hơn 100 triệu người tại 100 quốc gia đang bị ảnh hưởng mỗi năm. Và hiện nay vẫn chưa có vắcxin phòng bệnh, cách đặc trị hay giải pháp tối ưu nào để đối phó với thực trạng này.
Hiện tại, các nhà khoa học đang điều chỉnh hệ gen của muỗi Anopheles gambiae – mang ký sinh trùng sốt rét, giết ít nhất 1 triệu người mỗi năm. Họ hy vọng rằng muỗi biến đổi gen với hệ miễn dịch siêu mạnh sẽ tiêu diệt ký sinh trùng hoặc chặn đứng sự phát triển của chúng.
Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang chủ trì việc thử nghiệm muỗi biến đổi gen nhằm đảm bảo rằng nguồn gen từ bên ngoài không có đường sinh sôi. Ba trung tâm huấn luyện an toàn sinh học đã được thành lập ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của chương trình này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)